28/5/13

30GIAY STORE\CÁCH PHÂN BIỆT THƯỚC KÉO CÓ BỌC CAO SU VÀ KHÔNG BỌC

        Loại thước kéo có hai loại, và được phân biệt như sau:
           -Loại không bọc: Bên ngoài không có lớp bọc nhựa (màu đen) bảo vệ thân thước, khi rơi xuống đất, dễ vỡ thước. Bên trong lá thép thước cũng phân chia loại 1 hệ và 2 hệ.
                    + Loại 1 hệ: Chỉ có 1 hệ mét trên lá thép thước, nên số nhìn rất rõ.
                  + Loại 2 hệ: Trên lá thép chia ra 1 hệ mét, và 1 hệ inch. Do đó, lá thép sẽ chia ra số đo làm 2 phần. Và số nhìn sẽ nhỏ hơn.
                    Thông thường, người ta hay chọn loại thước kéo1 hệ (hệ mét), vì số nhìn rõ, và không nhầm lẫn khi cần đo.
           -Loại có bọc: Bên ngoài có bọc 1 lớp nhựa cao su màu đen. Lớp bọc này sẽ ngăn không cho thước  kéo vỡ (khi ta lỡ làm rơi thước). Loại thước có bọc cũng chia làm 2 loại: loại 1 hệ và 2 hệ tương tự như thước không bọc.
        Tùy theo nhu cầu sử dụng, sẽ chọn loại bản thước to hay nhỏ cùng với chiều dài của thước. 
        Ví dụ như: Ký hiệu của thước 3m x 16mm: Đo chiều dài 3m, bề ngang mặt thép thước 16mm.
       Ngoài ra, còn có loại thước lỗ ban bằng tiếng Việt. Khi chủ nhà cần đo chiều ngang hay chiều dài của cửa.... trên thước sẽ thể hiện ở cung phú quý hay cung tài lộc tương ứng với số mét của vật cần đo.


Thước kéo có bọc cao su

Thước kéo không bọc cao su






  

VÌ SAO GỌI LÀ THƯỚC THỦY TỪ VÀ THƯỚC LASER

       Thước được làm từ nhôm, trên thân thước có 3 ống thủy tinh chứa nước bên trong (nên gọi là thủy).  Người ta căn cứ vào mực nước chứa trong ống thủy tinh, để xác định điểm cân bằng hay độ nghiêng của mặt phẳng. Dụng cụ này thường được sử dụng trong ngành mộc, thợ xây, trang trí nội thất.
      Thước thủy có 2 loại:
      -Loại không từ: Không có nam châm bên trong thân thước. Hình thức bên ngoài thước thủy không từ và có từ đều giống nhau. Chỉ khác nhau là có nam châm để hít hay không.
      -Loại có từ: Có  viên nam châm ở bên trong thước. Khi cần để gắn trên vật liệu bằng sắt, nó sẽ tự hít vào. Tên gọi ngoài thị trường là thước thủy từ (có nam châm). Loại thước có từ thường được ưa chuộng hơn loại không có từ.
      Ngoài ra còn có loại thước đo bằng tia Laser: Dụng cụ này sử dụng tia Laser chiếu  trên một mặt phẳng đứng. Và sẽ lấy điểm đó làm tâm. Tên gọi ngoài thị trường là thước laser. Có nhiều  kiểu dáng cho loại thước thủy laser: có loại tròn, có loại thẳng, hay loại tròn nhỏ, .... tùy thuộc vào thiết kế riêng của mỗi hãng. Loại thước Laser sử dụng bằng pin 2A.
      Loại thước thủy từ có nhiều size khác nhau từ 20cm đến 1,2 mét.












Thước đo bằng tia laser